Ngày nay, tôn được sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình xây dựng bởi nhiều ưu điểm vượt trội của nó. Tôn bền bỉ, tôn thẩm mỹ, tôn tiết kiệm chi phí… Tuổi thọ của mái tôn có thể kéo dài song song với tuổi thọ công trình, gắn kết từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Tuy nhiên, để có được công trình lợp mái tôn bền bỉ cùng năm tháng với khả năng làm mát cho ngôi nhà, chống ẩm mốc, chống mối mọt, che chở, bảo vệ vững chắc thì không chỉ lựa chọn sản phẩm tôn có chất lượng đến từ những thương hiệu uy tín như Vina One thì cần lưu ý trước trong và sau quá trình thi công.
Một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ mái tôn chính là rỉ sét, vậy tại sao tôn lại bị rỉ sét, làm cách nào để khắc phục, sau đây mời bạn cùng Thép Vina One tìm hiểu về hiện tượng tôn rỉ sét và phương án phòng tránh nhé.
Tôn mạ lạnh GL và mạ lạnh màu PPGL, đây là hai loại tôn chúng ta thường xuyên sử dụng để lợp mái, lợp vách công trình. Từ thép nền chúng được phủ lên các lớp bảo vệ như antifinger, mạ kẽm, nhôm…giúp cho tôn đạt được độ bền, thẩm mỹ cũng như khả năng chống nóng, chống ồn…
Cấu tạo lớp tôn mạ lạnh GL
Cấu tạo lớp tôn mạ màu PPGL
1. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân
Trong quá trình thi công và gia công cán sóng, lợp mái, làm phát sinh mạt sắt và rơi rớt trên bề mặt tôn, sau một thời gian không vệ sinh, lau chùi sạch sẽ, các mạt sắt đó sẽ bị rỉ sét và ăn sâu và lan rộng lên bề mặt tôn.
Không chỉ có mạt sắt, nếu mái tôn dính nhiều bụi bẩn, rác, để lâu ngày sẽ sinh ra rỉ sét và ố mái tôn.
b. Giải thích tình trạng rỉ sét
Mạt sát, phôi phát sinh khi khoan, cắt, mài bắn ra có nhiệt độ cao. Nhiệt độ cao đốt cháy lớp bảo vệ bề mặt Antifinger và lớp sơn, khi tiếp xúc với môi trường độ ẩm cao, những vật này dễ bị rỉ sét (màu đỏ). Tại những vị trí mạt sắt bắn xuống, lớp bảo vệ Antifinger và sơn bị cháy, các vết rỉ sét sẽ ăn sâu xuống dưới, ăn mòn lớp mạ nhôm kẽm. Tiếp đến có thể ăn mòn lớp thép nền, sau một thời gian dài dẫn tới thủng tôn.
Một số hình ảnh tôn bị rỉ sét
2. Cơ chế phát sinh
a. Trong quá trình gia công và vận chuyển
- Trong quá trình gia công, máy móc gia công không được vệ sinh sạch sẽ, khi gia công máy rung lắc, làm các vật lạ như mạt sắt rơi xuống và bị dính trên bề mặt tôn trong quá trình cán.
- Trong quá trình vận chuyển, mặt sắt rơi xuống bề mặt tôn.
- Nếu mạt sắt ở trên bề mặt tôn không được vệ sinh sạch sẽ trước khi thi công, sau một thời mạt sắt đó sẽ bị rỉ sét, dẫn tới sản phẩm bị ăn
b. Trong quá trình thi công
- Dùng máy cắt lưỡi bằng đá hoặc bằng sắt cắt trực tiếp trên mái tôn làm phát sinh mạt sắt và không vệ sinh sau đó.
- Khoan, hàn, bắn vít trên bề mặt tôn làm phát sinh mạt sắt và không vệ sinh mái tôn sau đó.
c. Quá trình bảo quản sau thi công
Sau thi công mái nhà không được vệ sinh sạch sẽ, rác, bụi, xi măng vv…ứ đọng lâu ngày trong môi trường độ ẩm cao, gây nên tình trạng rỉ sét, ố đen.
3. Hướng dẫn sử dụng đúng cách, tránh tôn bị rỉ sét
a. Trước khi thi công
- Trong quá trình gia công cán sóng, bảo quản và vận chuyển không để các vật lạ như mạt sắt, phôi, ba zớ…. rơi rớt và dính lên bề mặt của sản phẩm.
- Không chồng chất tôn trực tiếp trên mặt đất, che phủ cẩn thận khi vận chuyển không để dính nước mưa, các hóa chất có tính ăn mòn như acid…
b. Trong khi thi công
- Không nên sử dụng máy cắt lưỡi bằng đá hoặc lưỡi bằng sắt cắt trực tiếp lên sản phẩm, nên dùng kéo hoặc máy bằng máy dập tránh mạt sắt và ba zớ dính trên bề mặt (nếu sử dụng máy cắt phát sinh ba zớ phải được vệ sinh là sạch hết mạt sắt).
- Không nên hàn cắt các vật liệu khác trên bề mặt sản phẩm.
- Không dùng đinh vít sắt bắn trực tiếp trên mái tôn, nên dùng đinh có bao bọc nhựa để cố định mái.
- Không để dính bê tông, vôi vữa hoặc các chất có tính ăn mòn, tẩy rửa hoặc các dung môi như xăng, dầu thông, dầu hỏa rớt trên mái tôn.
c. Sau khi thi công
- Vệ sinh mái tôn sạch sẽ sau khi thi công
- Định kỳ vệ sinh mái tôn (không dùng các chất tẩy rửa có tính kiềm, acid và các chất có tính ăn mòn để vệ sinh)