20 LỖI THƯỜNG GẶP TRÊN DÂY CHUYỀN MẠ KẼM

Thông thường, mạ kẽm là công đoạn cuối cùng để tạo ra những cuộn mạ kẽm (tôn mạ kẽm) có bề mặt sáng mịn, lớp mạ kẽm trắng bóng được phủ trên bề mặt cuộn giúp sản phẩm có khả năng chống oxi hóa, chống ăn mòn và gỉ sét.

Cuộn mạ kẽm được ứng dụng trong các công trình dân dụng và công trình công nghiệp dưới dạng tấm lợp, vật liệu xây dựng, nhà thép tiền chế, sản xuất ống thép mạ kẽm.

Ngoài ra, do khả năng chống ăn mòn cao, thép cuộn mạ kẽm còn được ứng dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu, chế tạo xe hơi, xe máy, xe đạp, điện công nghiệp và gia dụng.

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, khó tránh khỏi những sai sót dẫn đến xuất hiện những lỗi trên cuộn như cuộn bị lủng, dính xỉ, trục cấn, lớp mạ kẽm dày mỏng không đồng đều hoặc là mạ kẽm không bám dính.

Dựa trên kinh nghiệm lâu năm của đội ngũ QC nhà máy Thép Vina One, chúng tôi liệt kê 20 lỗi thường gặp và nguyên nhân của nó trong quá trình sản xuất thép cuộn mạ kẽm. Những thống kê này sẽ giúp bạn hiểu được nguyên nhân của vấn đề và rút ra cho mình những kinh nghiệm quý báu cho công việc.  

Hầu hết các nguyên nhân dẫn đến cuộn bị lỗi là do chúng ta không kiểm soát chặt chẽ, không phát hiện kịp thời sản phẩm lỗi ở những công đoạn trước dẫn đến sản phẩm cuối cùng bị lỗi theo. Nếu phát hiện cuộn bị lỗi, bộ phận QC của nhà máy cần loại bỏ hoặc xử lý ngay lập tức.

Nếu tiếp tục dùng cuộn lỗi để sản xuất các sản phẩm khác như ống thép mạ kẽm thì sản phẩm ống thép cũng bị hỏng theo, các sản phẩm này sẽ bị loại bỏ, dẫn đến chi phí sản xuất bị đẩy lên cao. 

Hoặc nếu cuộn bị hỏng (trường hợp không bám kẽm) được sử dụng trong các công trình thì tuổi thọ sản phẩm sẽ bị rút ngắn lại, vì các tác nhân oxy hóa sẽ thâm nhập vào những vị trí không bám kẽm, phá hủy cấu trúc của thép, dẫn đến công trình nhanh bị hư hỏng. 

Nguồn: Thép Vina One

Chia sẻ :